CÔNG TỬ BỘT


CÔNG TỬ BỘT

Người ta thường chê những thanh niên trắng trẻo, nhìn có vẻ hiền lành ngờ nghệch là công tử bột. Vậy chính xác đó là vì sao?

Thành ngữ về Công tử bột

Không chỉ thời xưa, đến ngay bây giờ nhiều khi chúng ta vẫn nghe thấy ai đó bị gọi là "Công tử bột". Đó là thành ngữ dùng để chỉ những cậu ấm con nhà giàu, béo tốt, trắng trẻo nhưng lại ít am hiểu về xã hội, thường ngờ nghệch, vụng về và đặc biệt là ham chơi, lười nhác.

Đó là những thanh niên mà "nắng không đến mặt, mưa không đến đầu", làm gì cũng cần có người giúp đỡ, chỉ từng ly từng tý một. Đôi khi, đó còn là do sự bao bọc quá kỹ của bậc phụ huynh không muốn con cái mình phải chịu cảnh va vấp cuộc đời từ quá sớm thành ra phản tác dụng.

Ngày nay, "công tử bột" thường được dùng với ý nghĩa châm chọc, mỉa mai, đôi khi có phần đả kích cách sống dựa dẫm nhưng vẫn có chút thương hại chứ không đến độ ghét bỏ, căm thù.

Nhưng nghe nhiều là vậy, nói nhiều là vậy nhưng mấy ai biết được nguồn gốc chính xác của danh xưng này?

Nguồn gốc
1.
Lý giải của cụ Nguyễn Công Hoan

Trước đây, nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng từng có những giải thích như sau: "Đây là tiếng chế giễu một học sinh đi ăn cắp. Tên hắn là Nguyễn Đức Quý. Quý sau này làm mật thám cho Pháp, can vào vụ âm mưu bắt cóc cụ Phan Bội Châu ở Thượng Hải năm 1925.

Quý là con một người tòng sự ở Sở bưu điện Hà Nội. Hồi còn đi học, Quý đã mê một người đào hát, tên là Minh ở rạp Quảng Lạc. Quý muốn tặng cho Minh một chiếc nhẫn kim cương, bèn nghĩ cách ăn cắp của cửa hàng Gôđa". Trích Tuyển tập Nguyễn Công Hoan - tập III năm 1986, NXB Văn Học, Hà Nội.

Thế nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các bằng chừng phản bác và tỏ ra không đồng tình với quan điểm này. Cho nên đây có thể coi là 1 trong những phương án mang tính tham khảo mà thôi.
2.
Lý giải khác

Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã đưa ra bằng chứng khác để quyết tâm tìm được nguồn gốc chính xác. Theo dó, dựa trên sách:"Kể chuyện thành ngữ" tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội chúng tá sẽ có:

"Theo nhiều người kể lại, các công tử bột không phải ai xa lạ mà chính là các công chức ngành dây thép (bưu điện) trong thời Pháp thuộc. Thuở ấy, các công chức này thường ăn diện quần áo trắng tinh, bảnh bao, cứ chạy nhong nhong như cờ lông công trên các đường phố ở thành phố lớn.

Trong mắt người lao động, bọn họ là loại người ăn trắng mặc trơn. Nhưng cớ sao lại gọi họ là công tử bột? Công tử là con quan thì ai cũng hiểu rõ. Nhưng bột là gì?
Ở đây, trong cách hiểu dân gian, dường như có sự trùng âm giữa từ "bột" với nghĩa như trong bột gạo, bột mì, bột sắn, gà bột, phổng bột... Cũng như các thứ đồ chơi cho trẻ, xinh xắn, bụ bẫm....

Và từ bột vốn là cách đọc chệch của âm từ poste trong tiếng Pháp, có nghĩa là bưu điện (dây thép). Hoá ra, công tử bột là chàng công tử làm nghề bưu điện...".
Trên thực tế, cách giải thích này vẫn còn những điều chưa thỏa đáng. Đầu tiên, thành ngữ về "Công tử bột" không phải để dùng riêng cho càng công chức bưu điện, những người thường chạy rong ngoài đường; mà dùng để chỉ những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu.

Thứ hai, thành ngữ đó dùng để mỉa mai những nam thanh niên suốt ngày ăn chơi không chịu làm lụng, được nuôi theo phong cách gà công nghiệp, khiến họ yếu về thể chất, bạc nhược về tinh thần.
3.
Lý giải hợp lý nhất

Thực ra, 2 cách giải thích trên không đúng hoàn toàn mà cũng không sai hoàn toàn. Lời giải thích được nhiều nhà nghiên cứu tán đồng nhất có lẽ là sự kết hợp của cả 2.
Ban đầu có thể công từ bột là sự đọc chệch đi của của từ poste. Khi có 1 nhà báo thời đó tìm hiểu, điều tra về đứa con hư của viên chức bưu điện cấp cao tên Nguyễn Đức Quý, ông có sử dụng từ công tử bột và ở đây xuất hiện sự chuyển nghĩa ẩn dụ.
Và từ đó, thành ngữ công tử bột thường được người dân sử dụng như 1 cách để mỉa mai những cậu ấm chỉ biết ham chơi, phá phách, đôi lúc có phần ngờ nghệch trẻ con chứ không thích siêng năng làm lụng.

Trí Thức Trẻ



Nhận xét

Bài đăng phổ biến