HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHỈ NHÌN TỔNG THỂ SÁCH NHƯ NHÌN GÁI?

 HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

CHỈ NHÌN TỔNG THỂ SÁCH NHƯ NHÌN GÁI?

Khi chia sẻ ý kiến của TS. Trịnh Thu Tuyết trên VnExpress về sách Tiếng Việt Một của Cánh Diều, rằng nhìn tổng thể, đây là sách hay, sách đẹp, GS. Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, tôn vinh thêm, rằng "cần nhất sự bình tĩnh", "đánh giá khách quan", "cần đặt các chi tiết trong tổng thể". Ông còn chua thêm: "Ảnh một cô gái đẹp, nếu ta không nhìn tổng thể mà chỉ nhăm nhăm phóng to, soi vào chi tiết thì chỉ thấy những chấm đen trắng xấu xí..."
Bà Trịnh Thu Tuyết dẫn câu: "Phúc thống phục nhân sâm... tắc tử" để chỉ trích mọi người không đọc hết sách mà đã dám phê với lời lẽ trẻ em không nên nghe. Bà không thấy, chính câu này nhà văn Nguyễn Quang Vinh dẫn ra đầu tiên để phê ông Thuyết đem cắt truyện ngụ ngôn ra làm đôi, hôm trước cho học sinh đau bụng uống nhân sâm, hôm sau mới tẩy ruột thì nó đã chết. Còn tôi thì đã nói, chính ông Thuyết cắt xén, xuyên tạc ngụ ngôn rồi chụp mũ ngược dư luận cắt xén, xuyên tạc. Đến nước này thì chỉ có thể nói sự trí trá của các người đã đến hàng thượng đẳng để được phong giáo sư tiến sỹ.
Những giáo viên như bà Tuyết có nhiều. Họ phải vuốt đuôi các giáo sư tiến sỹ để chứng minh đề tài "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học là khả thi, cho nên tôi không chấp.
Nhưng chính ông Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học nói theo bà Tuyết để nâng cấp sách ông Thuyết lên hàng "cô gái đẹp" thì tôi không thể im lặng. Hoá ra, Hội đồng thẩm định gồm những giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học, không phải "thẩm định nhiều lần đúng quy trình", "rà soát từng trang, từng từ" như ông Thuyết khoe mà là chỉ nhìn tổng thể như nhìn gái? Một Hội đồng không biết đọc sách đúng nghĩa mà chỉ "nhìn" như nhìn gái thì cần gì có học hàm giáo sư chuyên ngành hè? Nhìn như vậy thì dân gian gọi là "cỡi ngựa xem hoa". Còn ở Hà Nội ngàn năm văn vật, nếu các ông ngồi vỉa hè nhìn gái, dù nhìn tổng thể vẫn có thể bị chửi là "nhìn đểu" đấy!
Thảo nào ông Thuyết khoe sách ông đẹp, bắt mắt. Tôi cứ lấy làm tiếc, sao ông Thuyết không cho in luôn trên bìa sách một em khoả thân nào đấy cho hội đồng ngắm nghía để hồi xuân, khỏi đọc cho mệt mắt?
Ông Viện trưởng quy tội người đọc "soi" từng từ rồi phán dễ dãi, chẳng khác gì phóng to hình ảnh con gái người ta lên rồi lua loa những chấm đen trắng xấu xí. Vậy trẻ em khi học tiếng Việt thì sao? Nó cũng không được đánh vần, đọc từng từ, từng câu mà cũng phải nhìn sách như nhìn gái rồi khen sách đẹp là đạt chuẩn?
Ông là chuyên gia ngôn ngữ học, lại dịch sách Ngôn ngữ học tình thái để dạy cho cao học, nghiên cứu sinh mà không cần quan tâm các ý nghĩa tình thái của từ khi sử dụng sao? Lẽ nào "chả", "nhá", "chén", "tợp" hoàn toàn đồng nghĩa với "không", "nhai", "ăn" chứ không thay đổi tình thái? Ông nói vậy thì tôi phải sinh nghi, rằng ông dịch sách bằng Google hơn là đọc hiểu rồi dịch đúng nghĩa?
Cách nói của bà Tuyết rồi đến lượt ông chỉ trích chúng tôi phê bình những từ ngữ, cách diễn đạt trong các văn bản chẳng khác gì soi mói vào da thịt con gái. Hoá ra những người chỉ trích sách ông Thuyết dạy trẻ con là bọn chuyên dòm lon nên chỉ thấy toàn chấm trắng đen gì đó xấu xí? Sao ông không nói thẳng luôn, rằng cái con chim ông Thuyết tự miêu tả bằng cái que diêm, nếu các người phóng to như cách nhìn của các người thì có đâu mà chê cái tổ của nó nhỏ như hộp diêm?
Trẻ con bước đầu học tiếng Việt mà không cần đọc từng từ, từng câu, từng đoạn... mà phải "nhìn tổng thể" để không bị tác động tiêu cực hay bị tổn thương vì cái chữ xấu xí, bậy bạ, phản cảm thì tôi phải bái phục cái gan to dám làm sách cho trẻ em của các ông bà có học hàm học vị đứng đầu đất nước!
Tôi vì tình riêng đã vào inbox nhắc ông gỡ cái bài quái gở ấy đi, nhưng ông vẫn "bảo lưu quan điểm", nên đành phải tranh luận công khai vì sự học của trẻ em và vì giáo dục vậy. Ông có nhắc đến chuyện đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, chuyện Từ điển sai chính tả của ông Nguyễn Văn Khang và đòi "liêm chính học thuật", và hiển nhiên là đòi dẹp rác giáo dục, nhưng cái quan điểm học thuật của ông thì tôi hết tin nổi. Nói thật với ông, với giáo dục trẻ em, người lớn phải luôn hết sức thận trọng, một hạt sạn cũng không được cấy vào não trẻ, huống hồ là sử dụng một thứ sách mà bên ngoài, theo ngôn ngữ của các ông là "tổng thể" được trang điểm son phấn bắt mắt, còn bên trong thì lại là các ổ giang mai gớm ghiếc!
Không phải vài bài như bà Trịnh Thu Tuyết đưa ra rồi rêu rao dân mạng đau bụng uống nhân sâm đâu. Chắc là bà ta chưa tận mắt thấy chim của ông Thuyết, nên tôi chia sẻ lần nữa để bà nhìn cho rõ ông Thuyết dạy tổ chim của ông ấy hình gì, to bao nhiêu mà ông ấy tự hào là tích hợp dạy trẻ trải nghiệm sống. Các ông bà đã trả lời thách thức như vậy thì tôi sẽ lôi từng bài ra khoe cho dân mạng thấy hết các ổ giang mai trong đó, dù mang tiếng nhìn gái đẹp không nhìn tổng thể mà soi...
Chu Mộng Long
587
32 bình luận
70 lượt chia sẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến