37. HOÀNG DUNG ĐA MƯU TÚC TRÍ TRONG TÌNH YÊU

37.
HOÀNG DUNG
ĐA MƯU TÚC TRÍ TRONG TÌNH YÊU

Nếu bạn đã đọc chuyện Anh hùng xạ điêu, thì không cần phải hỏi Hoàng Dung là ai!. Trong các truyện của Kim Dung , Hòang Dung Quách Tĩnh được xem là một cặp có hạnh phúc, dù tính tình gần như tương phản nhau : Hòang Dung kiến thức uyên bác , tinh thông cầm kỳ thi họa , trò chuyện phong nhã , Quách Tĩnh trung hậu, ngốc nghếch, không biết cách ăn nói. Hòang Dung tinh tế trong khi nấu nướng và thưởng thức món ăn, Quách Tĩnh không sành ăn , bị Hồng thất công chê là: "bò nhai hoa mẩu đơn“ 

Với hai đặc điểm : thông minh và có tài nấu nướng , tiền vô cổ nhân , hậu vô lai giả , Hòang Dung như là một mâu thuẩn của mẩu người phụ nữ lý tưởng. Muốn chinh phục người đàn ông ,trước hết chinh phục cái dạ dày của họ, điều này đối với Hòang Dung không khó. Nhưng phần đông đàn ông không ưa, hay không thích lấy phụ nữ thông minh cơ trí quá. Sự đa mưu túc trí đã trở thành chỗ phá cách của nàng đối với phần đông các ông . Quá dễ để giải thích điều này: Sống với một phụ nữ quá thông minh , các ông dễ cảm thấy bất an, vì không thể che dấu nàng điều gì cả:whistling ! Chỉ có kiểu người trung hậu như Quách Tỉnh , thêm tính rộng lượng , bao dung , là hưởng được hạnh phúc với mẩu người như Hòang Dung.

Các món ăn Hòang Dung nấu đã nổi tiếng đến ngày nay và vẫn được truyền miệng trong dân gian Trung quốc : Canh Hảo cầu , Đậu hủ đào hoa. Đậu hủ đào hoa là món đậu hủ chưng , với cách làm vô cùng tinh tế: Lấy một cái chân giò sấy, dùng công phu Lan hoa phất huyệt thủ khóet hai mươi bốn lỗ hình tròn, vê vào đó hai muơi bốn viên đậu hủ , tẩm gia vị..đem đi chưng. Sau khi chưng xong , dĩ nhiên khi ăn chỉ ăn những viên đậu hủ đã thấm mùi chân giò, còn phần chân giò thì vứt đi. Món ăn này được nàng đặt tên „Hai muơi bốn lổ cầu trăng chiếu sáng“ dựa theo bài thơ của Đổ Mục vịnh cảnh trăng sáng chiếu qua 24 lổ ván của cây cầu ở Dương Châu, một cảnh đẹp nổi danh.

Về sau dân gian gọi món này là Đậu hủ đào hoa . Thứ nhất vì Lan hoa phất huyệt thủ của đảo Đào hoa là then chốn để làm món ăn, thứ hai là ngầm gợi đến gương mặt Hòang Dung như hoa Đào. Người ta cũng ví món ăn này như cuộc đời nàng với Quách Tĩnh. Hòang Dung đã dùng tòan bộ tài trí , cuộc đời nàng để giúp cho Quách Tĩnh lên ngôi cao thủ võ lâm, làm thủ lĩnh thống sóai, vang danh với vai Bắc hiệp. Ra sức nấu ăn để Hồng Thất công truyền dạy Giáng long thập bát chưởng cho Quách Tĩnh ,còn mình thì chỉ đứng ở vai hổ trợ. Giống như món đậu hủ mà nàng nấu, phần đậu hủ ngon nhất là Quách Tĩnh và bản thân nàng cam tâm làm cái chân giò sấy .

Thế mà gọi là thông minh ư ? 

Ở đây tinh ý ta sẽ nhận ra điều mà Hòang Dung đã đạt được : đấy là điều mà mọi phụ nữ đều mơ ước , nhưng ít ai làm được vẹn tòan : chiếm lĩnh người mình yêu cả phần xác lẫn phần hồn:">. Hòang Dung thực hiện điều này bằng cách quên mình đi và hòa vào Quách Tĩnh, tạo dựng ra một Quách Tỉnh theo nàng mơ ước. Trong Bắc hiệp Quách Tĩnh đã chứa chất phần nào Hoàng Dung .

Theo tiểu sử của Kim Dung , người yêu trong mộng của ông là Hoàng Dung. Hòang Dung được ông dựng theo hình tượng và tính tình của một cô đào đóng phim Trung quốc,mà ông đeo đuổi nhưng không thành.

Theo truyện, Hoàng Dung không là nhân vật được nhiều độc giả ưa thích nhất, nhưng Quách Tỉnh của cô với tấm chân tình trung thực lại là mẫu người yêu lý tưởng, được nhiều cô mơ ước.

Trong cuộc sống hôm nay , mỗi một Hoàng Dung đều có một Quách Tĩnh cho riêng mình, dù đôi khi chỉ là trong mộng. Mối tình Quách Tỉnh được xếp là Hiệp tình ty và biểu tượng Quách Tỉnh trong đó là Dần ( con cọp ). Tình yêu Quách Tĩnh đối với Hoàng Dung là tuyệt đối, nhưng hành động cư xử của chàng , thì khiến người ta nghĩ đến cách phản ứng của loài chúa sơn lâm, vẽ mặt hiền hòa, nhưng tính hoang dã luôn tiềm ẩn trong máu. Lấy chàng là một sự mạo hiểm: chàng hoàn toàn không coi Hoàng Dung là tất cả thế giới. Theo truyện chàng đã chứng tỏ bản tính trung nghĩa , nhân hậu của mình và cả tình yêu chàng dành cho Hòang dung. Đứng trước mối thù giết một lúc 6 sư phụ của mình ( mà chàng nghĩ là do Đông tà cha của Hoàng Dung gây nên) lẽ ra Quách Tĩnh đã xuống tay giết chết Hòang Dung ngay để trả thù cho các sư phụ theo đúng luật giang hồ , nhưng ngay cả giơ tay đánh nàng, chàng cũng không nở, thà tự đánh mình còn thấy dễ hơn. Và chàng phải bỏ ra đi.

Ở đây tình yêu phải là một sự đồng cảm. Hoàng Dung đã hiểu rõ làm đàn ông thì tình yêu và sự nghiệp phải quân bình. Sự quân bình này không phải ai cũng đạt được. Hoặc chạy theo sự nghiệp bỏ quên cả tình yêu . Hoặc vì tình yêu mà quên cả sự nghiệp ,trách nhiệm. Quách Tỉnh giử được sự quân bình là nhờ tính Trung Hiếu Tín Nghĩa chàng có . Điều này , Hoàng Dung đã tinh tế nhận ra ngay từ đầu để tha thứ mọi chuyện và sau này cam nguyện cùng chết với chàng dưới chân thành Tương Dương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến