GỐC TỪ HÁN CỦA GIƯỜNG – CHIẾU – CHĂN – MÀN

 
GỐC TỪ HÁN CỦA
GIƯỜNG – CHIẾU – CHĂN – MÀN
 
Giường là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [], mà âm “Hán Việt” là sàng, có nghĩa là... “giường”, như trong bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch:
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
Tạm dịch:
Đầu giường trăng rọi sáng
Ngỡ là sương phủ đầy
Ngẩng đầu nhìn trăng tỏa
Cúi đầu thương nhớ quê.
Thực ra, âm gốc của chữ [] lại là sường vì nó thuộc vận mục dương [], cũng là vận mục đứng đầu vận bộ dương [], gồm có bốn vận mục thuộc bốn thanh bình, thượng, khứ, nhập là dương [], dưỡng [], dượng, thường đọc thành dạng [], và dược []. Một số chữ thuộc vận bộ dương, lẽ ra phải đọc theo vần ƯƠNG, thì cũng đã đọc theo vần ANG tự bao giờ: thang [], trang [,,], sảng [], sáng [], vãng [], tráng [], trạng []. Trong thực tế của tiếng Việt, một số chữ thuộc vận bộ dương [] còn có thể đọc theo hai âm: lượng [], 1/10 cân, ngoài Bắc nói lạng, trong Nam nói lượng; trương [] thành trang; trường [], như trong súng trường, thành tràng, như trong tràng giang đại hải... Ngoài ra, còn có hiện tượng hài thanh ANG bằng ƯƠNG, như lương [] hài thanh cho lang []. Vậy không phải chuyện lạ nếu âm gốc của chữ sàng [] lại là sường nên giữa sường và giường chỉ có sự khác nhau về phụ âm đầu S ≠ GI mà thôi. Nhưng tương quan lịch sử giữa hai phụ âm này còn có thể thấy ở các trường hợp: - sại, thường đọc thành trại [], hàng rào ↔ giại trong phên giại; - sạn [], đường xếp bằng gỗ làm cầu treo ↔ giàn trong giàn bầu, giàn khoan; - sáo [ hoặc ] trong Đoạt sáo Chương Dương độ ↔ giáo trong gươm giáo; - sát [] trong tàn sát ↔ giết trong giết chóc; - sẩm [], giấm ↔ giấm trong giấm chua; - sế [], vải vụn ↔ giẻ trong giẻ rách; - sồ [], chim non ↔ giò trong gà giò; - sồ [], cọng lúa ↔ giò, thường viết dò, trong giò phong lan, giò thủy tiên.
Chiếu bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [𤕷], mà âm Hán Việt là triệu, có nghĩa là “lạch giường, giát giường”. Tiếng Hán có hai từ quen thuộc chỉ khái niệm “chiếu” trong “giường chiếu” là tịch [] và diên []. Nhưng về từ nguyên thì chiếu lại bắt nguồn từ triệu [𤕷]. Tương quan ngữ âm giữa TR và CH thì ta có nhiều dẫn chứng: trà ↔ chè; trảm ↔ chém; trạo ↔ chèo; trai trong trai giới ↔ chay trong ăn chay; trảo [] ↔ chấu; triều trong triều kiến ↔ chầu trong chầu rìa...
Chăn (như trong câu Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng) bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [, cũng viết ], mà âm Hán Việt là chiên, có nghĩa là “vải nhồi từ lông thú mà ra, dạ; chăn, mền”, thường được dịch sang tiếng Anh là “felt”. Về tương quan IÊN ↔ ĂN giữa chiên và chăn, ta còn có: - hiển [], rõ rệt ↔ hẳn trong hẳn hoi; - niễn [], sờ nắn, vuốt ↔ nắn trong nắn nót, nặn trong nặn nọt; - yến [, cũng viết ], nuốt thức ăn ↔ ăn trong ăn uống.
Cuối cùng, màn là âm xưa của chữ [], mà âm Hán Việt hiện hành là mạn, có nghĩa là “màn”.
 
AN CHI
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến