ANH HÙNG NGUYỄN HUỆ TRONG CHIẾN THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]
HÌNH TƯỢNG ANH HÙNG ÁO VẢI NGUYỄN HUỆ
TRONG CHIẾN THẮNG MÙA XUÂN KỶ DẬU [1789]
Thế kỷ XVIII
đánh dấu sự suy yếu của giai cấp phong kiến nước ta khi có cùng một lúc nhiều
thế lực cầm quyền thống trị khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
Trên danh
nghĩa, vua Lê vẫn trị vì nhưng thực tế thì chúa Trịnh đã nắm giữ mọi quyền hành
ở Đàng Ngoài từ lâu. Đàng Trong, sau hàng trăm năm chấn giữ và cai quản thì
chúa Nguyễn cũng đã bắt đầu suy yếu.
Sự nổi dậy của
nghĩa quân Tây Sơn đã đánh dấu sự sụp đổ của 2 nhà Chúa đã tồn tại hàng năm ở
nước ta.
Mặc dù vua Lê
vẫn được giữ yên nhưng vì Lê Chiêu Thống sợ ảnh hưởng đến quyền lực, quyền lợi
của nhà Lê nên sang cầu viện nhà Thanh sang trợ giúp để trừ diệt nhà Tây Sơn.
Nhân cơ hội
này, triều đình Mãn Thanh đã cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân tràn vào
lãnh thổ nước ta. Nhưng, tất cả bọn bán nước và cướp nước đã nhanh chóng bị thất
bại ê chề dưới tài năng, mưu lược của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và nghĩa
quân Tây Sơn.
Hình ảnh người
anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ có một vị thế rất đặc biệt trong bối cảnh
lịch sử lúc bấy giờ.
Trước khi Lê
Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh thì Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã 2 lần ra Bắc và
ông không có ý định phế truất là Lê, vẫn giữ lại ngai vàng cho vua Lê.
Chính vì thế,
trong "Chiếu lên ngôi" của Hoàng đế Quang Trung đã viết:
“Trẫm hai lần
gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi bôn
vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê, chỉ trông mong vào trẫm, về phần đại
huynh (Nguyễn Nhạc) có ý mỏi mệt, tình nguyện giữ một phủ Quy Nhơn, tự nhún
xưng là Tây Vương, mấy nghìn dặm đất về phương nam thuộc hết về trẫm...
...Trẫm nay ứng
mệnh trời, thuận lòng người không thể khăng khăng cố giữ sự khiêm nhường.
Trẫm chọn
ngày 22 tháng 11 năm nay lên ngôi thiên tử, đặt niên hiệu là Quang Trung năm đầu,
truyền bảo cho trăm họ muôn dân phải tuân theo giáo lệnh của nhà vua.
Nhân nghĩa,
trung chính là đạo lớn của người, trẫm nay cùng dân đổi mới, vâng theo mưu mô
sáng suốt của vua thánh đời trước, lấy giáo hóa trị thiên hạ”.
Chính vì
không muốn phế truất nhà Lê nên khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân nghe
tin cấp báo việc Lê Chiêu Thống đã dẫn quân Thanh vào thành Thăng Long thì ông
rất giận dữ.
Nhưng, Bắc
Bình Vương Nguyễn Huệ đã thể hiện được tài năng mưu lược xuất chúng của mình
trước vận mệnh của dân tộc.
Ông đã đặt lợi
ích dân tộc lên trên hết nên đã nhận được sự đồng thuận, ủng
hộ của nhiều cựu thần nhà Lê và nhân dân trong cả nước.
Việc Bắc Bình
Vương Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế đã thể hiện sự sáng suốt và phù hợp trong bối
cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
Bởi, ngoài Bắc
thì Lê Chiêu Thống đã dẫn Tôn Sĩ Nghị vào đến Thăng Long. Anh em Tây Sơn thì
Nguyễn Lữ đã mất, Nguyễn Nhạc thì già yếu ở Bình Định.
Trong khi
Nguyễn Ánh- dòng dõi của chúa Nguyễn ở trong Nam vẫn đang nuôi ý chí khôi phục
lại quyền lực của cha ông mình.
Vì vậy, với
danh nghĩa là Hoàng đế thì Nguyễn Huệ đã trở thành “người đứng đầu” đất nước thống
lĩnh ba quân chống lại quân xâm lược. Và, sự thực chỉ khi lên ngôi Hoàng đế thì
Nguyễn Huệ mới có đầy đủ danh nghĩa để nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp
nhân dân lúc bấy giờ.
Sau khi lên
ngôi, Hoàng đế Quang Trung đã xuất quân tiến ra Bắc. Việc ông dừng chân ở Nghệ
An và gặp gỡ Nguyễn Thiếp- một người rất có uy tín ở vùng đất xứ Nghệ lúc bấy
giờ càng cho thấy sự mưu lược của ông.
Bởi, khi nhận
được sự tin tưởng của Nguyễn Thiếp cũng đồng nghĩa nhận được sự đồng tình ủng hộ
của người dân nơi đây. Vì thế, chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có hàng vạn
người Nghệ An tham gia nghĩa quân Tây Sơn.
Niềm tin, sự ủng
hộ của nhân dân là sức mạnh giúp Hoàng đế Quang Trung có thêm quyết tâm chống
quân xâm lực.
Nhất là khi
Hoàng đế Quang Trung nghe Nguyễn Thiếp nói: “Chúa công đi ra chuyến này, không
quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan”.
Khi quân Tây
Sơn ra đến Tam Điệp (Ninh Bình), Hoàng đế Quang Trung đã dừng chân tại đây.
Việc ông quở
trách Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân... cũng thể hiện một nghệ thuật tài tình trong
cách dùng tướng của vua Quang Trung. Quở trách để tướng sĩ thấy được hạn chế của
mình nhưng lại khích lệ để tướng sĩ có thêm quyết tâm, động lực chiến đấu và một
lòng phò tá nhà Tây Sơn.
Điều mà mọi
người thời sau khâm phục đó là Quang Trung- Nguyễn Huệ có một sự quyết đoán, tự
tin vào sức mạnh của mình và tướng sĩ một cách tuyệt đối.
Ông nói với
tướng sĩ của mình như sau: “Ta với các ngươi hãy tạm sử lễ cúng Tết trước đã.
Đến tối 30 Tết
lập tức lên đường, hẹn đến mùng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.
Các ngươi nhớ lấy. Đừng cho ta nói khoác!”
Đêm 30 tháng
Chạp năm Mậu Thân (tức ngày 25-1-1789) Quân Tây Sơn nhanh chóng vượt bến đò
Gián Khẩu (Ninh Bình), đánh tan quân của Trấn thủ Sơn Nam Hoàng Phùng Nghĩa
Sáng ngày
mùng 5 Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn do Hoàng đế Quang Trung chỉ huy đã tấn công đồn
Ngọc Hồi với thế trận mạnh như vũ bão, phá hủy toàn bộ chiến lũy và toàn bộ trận
địa phía Nam đồn Ngọc Hồi và nhanh chóng làm chủ kinh thành Thăng Long (sớm hơn
dự kiến 2 ngày).
Khi nghe quân
Tây Sơn đã tiến vào Thăng Long, “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng
yên, người không kịp mặc áp giáp” vội vàng dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy
liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh.
Cuối cùng,
Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.
Vua Quang
Trung dẫn đầu đạo quân chiến thắng vào Thăng Long trước sự hân hoan đón chào của
nhân dân thành Thăng Long. Nhà cua cho yết bảng an dân, cho quân Thanh ra hàng.
Chiến thắng lịch
sử đại phá 29 vạn quân Thanh diễn ra nhanh chóng và giành thắng lợi một cách
oanh liệt.
Sau khi giành
chiến thắng, đánh đuổi được bọn xâm lăng ra khỏi đất nước thì Hoàng đế Quang
Trung đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước trên mọi lĩnh vực.
Chỉ tiếc, ông
đã đột ngột băng hà ở tuổi 39 vào năm 1792 với rất nhiều dự định còn dở dang
cho đất nước.
Cái chết của
Hoàng đế Quang Trung đã được người vợ yêu thương của mình là công chúa Lê Ngọc
Hân khóc trong bài Ai tư vãn bằng những lời ai oán, xót thương: “Mà nay áo vải
cờ đào/ giúp dân trị nước xiết bao công trình”.
Quang Trung-
Nguyễn Huệ băng hà, con là Quang Toản lên ngôi kế nghiệp nhưng vì tuổi còn quá
nhỏ mà nội bộ Tây Sơn lại lục đục khiến cho Nguyễn Ánh nhanh chóng lật đổ nhà
Tây Sơn vào năm 1802 và lập nên nhà Nguyễn tồn tại suốt 143 năm về sau.
Tuy nhiên,
chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789) đã trở thành một mốc son chói lọi trong lịch
sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Đồng thời,
chiến thắng này đã để lại một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn cho thế hệ sau này
trong việc giữ vững nền độc lập của dân tộc.
KHÁNH VĂN
-------------------
Tài
liệu tham khảo:
Tác
phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789) là mốc son vĩ đại của lịch sử dân tộc
(Ảnh minh họa: baotainguyenmoitruong.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét