MỘT CUỐN SÁCH VĂN HÓA – GIÁO DỤC CÓ NHIỀU SAI SÓT
MỘT CUỐN SÁCH VĂN HÓA – GIÁO DỤC
CÓ NHIỀU SAI SÓT
Sách Amanac có thể coi là sách kiến thức tổng hợp để tra cứu khi cần. Vậy
mà cuốn sách Amanac Kiến thức về Văn hóa - Giáo dục lại có những sai sót không
nhỏ về kiến thức .
Là một giáo viên, tôi có thói quen hay đọc sách để nâng cao kiến thức cho mình, nhất là các kiến thức về văn hóa, giáo dục.
Là một giáo viên, tôi có thói quen hay đọc sách để nâng cao kiến thức cho mình, nhất là các kiến thức về văn hóa, giáo dục.
Vừa rồi, tôi có mua được cuốn
sách Amanac Kiến thức Văn hóa - Giáo dục của tác giả Trần Mạnh Thường do Nhà xuất
bản Văn hóa- Thông tin ấn hành năm 2005.
Tuy chỉ đọc lướt một số mục của cuốn sách nhưng tôi đã phát hiện ra một số lỗi khá nghiêm trọng về kiến thức, không hiểu vì sao mà tác giả mà người biên tập lại không nhìn thấy.
Dưới đây, tôi xin được chỉ ra một số lỗi trong cuốn sách trên.
Tuy chỉ đọc lướt một số mục của cuốn sách nhưng tôi đã phát hiện ra một số lỗi khá nghiêm trọng về kiến thức, không hiểu vì sao mà tác giả mà người biên tập lại không nhìn thấy.
Dưới đây, tôi xin được chỉ ra một số lỗi trong cuốn sách trên.
Nhầm lẫn
về kiến thức lịch sử Việt Nam
Trong phần Lịch sử Việt Nam, tại trang 56 và 57, trong hai lần tác giả đều viết tên tự của vua Lê Thánh Tông là Tử Thành.
Trong khi đó, các sách lịch sử đều viết tên tự, tên húy của vua Lê Thánh Tông là Tư Thành như:
“Vua húy là Tư Thành...” (trang 610, Đại Việt sử ký toàn thư do Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học, 2009);
“...Bình nguyên vương Tư Thành lên làm vua, tức là vua Thánh Tông” (trang 263, Việt Nam sử lược do Trần Trọng Kim soạn, NXB Văn học, 2012);
“Lê Thánh Tông tự là Tư Thành...” (trang 111, Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn, NXB Văn hóa- Thông tin, 1998).
Tiền hậu bất nhất về năm sinh, năm mất của Khổng Tử
Trong phần Danh nhân thế giới, ở trang 555, về Khổng Tử, tác giả viết: “Khổng Tử hay Khổng Phu Tử (550 – 478 trước Công nguyên), đại hiền triết Trung Hoa, người lập ra Nho giáo”.
Đối với một danh nhân rất nổi tiếng như Khổng Tử mà người làm sách lại ghi sai năm sinh, năm mất thì cũng thật là khó chấp nhận.
Trong phần Lịch sử Việt Nam, tại trang 56 và 57, trong hai lần tác giả đều viết tên tự của vua Lê Thánh Tông là Tử Thành.
Trong khi đó, các sách lịch sử đều viết tên tự, tên húy của vua Lê Thánh Tông là Tư Thành như:
“Vua húy là Tư Thành...” (trang 610, Đại Việt sử ký toàn thư do Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học, 2009);
“...Bình nguyên vương Tư Thành lên làm vua, tức là vua Thánh Tông” (trang 263, Việt Nam sử lược do Trần Trọng Kim soạn, NXB Văn học, 2012);
“Lê Thánh Tông tự là Tư Thành...” (trang 111, Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam do Hà Văn Thư và Trần Hồng Đức biên soạn, NXB Văn hóa- Thông tin, 1998).
Tiền hậu bất nhất về năm sinh, năm mất của Khổng Tử
Trong phần Danh nhân thế giới, ở trang 555, về Khổng Tử, tác giả viết: “Khổng Tử hay Khổng Phu Tử (550 – 478 trước Công nguyên), đại hiền triết Trung Hoa, người lập ra Nho giáo”.
Đối với một danh nhân rất nổi tiếng như Khổng Tử mà người làm sách lại ghi sai năm sinh, năm mất thì cũng thật là khó chấp nhận.
Thực ra, chỉ cần lên mạng gõ vào
trang tìm kiếm với danh từ Khổng Tử thì biết ngay là ông sinh năm 551 và
mất năm 479 trước Công nguyên.
Vậy là, tác giả sách đã thêm vào
1 năm cho cả năm sinh, năm mất của ông tổ Nho giáo Trung Quốc.
Tuy vậy, vẫn trong sách này, phần 108 tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, trang 594, tác giả lại viết đúng năm sinh năm mất của Khổng Tử: “Kinh thi, gồm 305 bài dân ca cổ đại do Khổng Tử (551- 479), Trung Quốc chọn và soạn”.
Thật đúng là tiền hậu bất nhất. Làm sách kiểu này, độc giả không biết đâu mà lần.
Tuy vậy, vẫn trong sách này, phần 108 tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, trang 594, tác giả lại viết đúng năm sinh năm mất của Khổng Tử: “Kinh thi, gồm 305 bài dân ca cổ đại do Khổng Tử (551- 479), Trung Quốc chọn và soạn”.
Thật đúng là tiền hậu bất nhất. Làm sách kiểu này, độc giả không biết đâu mà lần.
Nhầm tên
tác giả của tác phẩm nổi tiếng
Trong phần 108 tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, tại trang 589 của cuốn sách, tác giả viết: “Chuông nguyện hồn ai, tiểu thuyết của A.N. Tolstoi (Tônxtôi), Liên Xô.
Trong phần 108 tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới, tại trang 589 của cuốn sách, tác giả viết: “Chuông nguyện hồn ai, tiểu thuyết của A.N. Tolstoi (Tônxtôi), Liên Xô.
Quá trình diễn biến phức tạp của
tri thức đi với các mạng, phản ánh cuộc nội chiến”.
Nhiều người biết, tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemingway (Mỹ), tác giả đã giành giải Nobel Văn học với tác phẩm Ông già và biển cả .
Nhiều người biết, tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemingway (Mỹ), tác giả đã giành giải Nobel Văn học với tác phẩm Ông già và biển cả .
Và, nội dung của tiểu thuyết này
cũng không giống như tác giả Trần Mạnh Thường đã viết ở trên.
Tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai
là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Tây Ban Nha chống
lại bọn phát xít Franco bảo vệ chế độ cộng hòa, một cuộc chiến kéo dài từ năm 1936
tới năm 1939” (theo Wikipedia).
Thật không thể tượng tưởng được một người viết sách lại có một sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng như vậy.
Thật không thể tượng tưởng được một người viết sách lại có một sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng như vậy.
Trang 599, vẫn trong phần này,
cuốn sách có viết: “Tam quốc chí của La Quán Trung, Trung Quốc (thế kỷ IV)”.
Trong khi trước đó, trang 556,
phần Danh nhân thế giới, lại viết: “La Quán Trung (1330-1400), nhà văn hiện thực
lớn Trung Quốc, sống cuối Nguyên đầu Minh, nổi tiếng với nhiều tập tiểu thuyết
lịch sử như “Tam quốc diễn nghĩa”.
Cứ như cách tác giả viết thì chúng ta sẽ hiểu rằng: “Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa đều do La Quán Trung viết”. Đặc biệt kỳ lạ hơn nữa là, ông La Quán Trung này thọ đến gần 1000 tuổi (từ thế kỉ thứ IV đến năm 1400) !?.
Đây quả thật là một sự sai sót rất lớn về kiến thức và về lôgic.
Cứ như cách tác giả viết thì chúng ta sẽ hiểu rằng: “Tam quốc chí và Tam quốc diễn nghĩa đều do La Quán Trung viết”. Đặc biệt kỳ lạ hơn nữa là, ông La Quán Trung này thọ đến gần 1000 tuổi (từ thế kỉ thứ IV đến năm 1400) !?.
Đây quả thật là một sự sai sót rất lớn về kiến thức và về lôgic.
Thực ra, Tam quốc chí là bộ
chính sử do Trần Thọ (233-297) viết vào thế kỷ thứ III, còn Tam quốc diễn nghĩa
là tiểu thuyết dã sử do La Quán Trung viết vào thế kỉ thứ XIV.
Lỗi về
diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi đánh máy không ít
Lỗi diễn đạt, trang 599 của cuốn sách có câu “Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc (145- 90 Tr.CN)”.
Lỗi diễn đạt, trang 599 của cuốn sách có câu “Sử ký Tư Mã Thiên, Trung Quốc (145- 90 Tr.CN)”.
Đọc câu này, độc giả không rõ phần
chú thích trong ngoặc đơn, tác giả muốn nói điều gì.
Phải chăng, đây là số năm tồn tại
của cuốn Sử ký, hoặc là số năm tồn tại của nước Trung Quốc, hay là năm sinh năm
mất của Tư Mã Thiên ?
Thật ra, đây là năm sinh, năm mất của Tư Mã Thiên. Đúng là viết thế này có trời mà lần!
Ở đầu trang 36, sách viết: “Triệu Đà chiếm được nước ta”, sau đó xuống dòng, viết tiếp: “Lập ra Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông)...”.
Câu sau rất mơ hồ vì thiếu chủ ngữ, đáng lẽ để cho đúng ngữ pháp và nghĩa câu trên được rõ ràng hơn thì chỉ cần dùng dấu phẩy thay cho dấu chấm sau chữ “ta” và không phải xuống dòng khi đến chữ “lập”. Đây có lẽ là lỗi biên tập.
Trang 193, “thế giới” thì viết thành “thể giới”; trang 568, “thầy thuốc” thì viết thành “thầy thuộc”.
Ngoài ra, trong mục Danh nhân thế giới, ở trang 540 của cuốn sách này, tên tự của Đỗ Phủ lại được ghi là Tư Mỹ (đúng ra, Đỗ Phủ tự là Tử Mỹ) .
Ở trang 578, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Thủy hử lại được ghi là Thi Mại Am (thực ra tên của tác giả này là Thi Nại Am như tác giả đã ghi đúng ở trang 600).
Tên của danh họa nổi tiếng Trung Quốc là Tề Bạch Thạch lại được ghi là Tề Bạch Thach.
Lời kết
Một cuốn sách dùng để tra cứu mà lại có nhiều sai sót như vậy quả thật rất đáng tiếc.
Lỗi của tác giả đã đành, nhưng lỗi của người biên tập và của nhà xuất bản cũng không nhỏ.
Thật ra, đây là năm sinh, năm mất của Tư Mã Thiên. Đúng là viết thế này có trời mà lần!
Ở đầu trang 36, sách viết: “Triệu Đà chiếm được nước ta”, sau đó xuống dòng, viết tiếp: “Lập ra Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông)...”.
Câu sau rất mơ hồ vì thiếu chủ ngữ, đáng lẽ để cho đúng ngữ pháp và nghĩa câu trên được rõ ràng hơn thì chỉ cần dùng dấu phẩy thay cho dấu chấm sau chữ “ta” và không phải xuống dòng khi đến chữ “lập”. Đây có lẽ là lỗi biên tập.
Trang 193, “thế giới” thì viết thành “thể giới”; trang 568, “thầy thuốc” thì viết thành “thầy thuộc”.
Ngoài ra, trong mục Danh nhân thế giới, ở trang 540 của cuốn sách này, tên tự của Đỗ Phủ lại được ghi là Tư Mỹ (đúng ra, Đỗ Phủ tự là Tử Mỹ) .
Ở trang 578, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Thủy hử lại được ghi là Thi Mại Am (thực ra tên của tác giả này là Thi Nại Am như tác giả đã ghi đúng ở trang 600).
Tên của danh họa nổi tiếng Trung Quốc là Tề Bạch Thạch lại được ghi là Tề Bạch Thach.
Lời kết
Một cuốn sách dùng để tra cứu mà lại có nhiều sai sót như vậy quả thật rất đáng tiếc.
Lỗi của tác giả đã đành, nhưng lỗi của người biên tập và của nhà xuất bản cũng không nhỏ.
Do vậy, khi đọc sách phải chăng,
mỗi người chúng ta chớ quên lời cảnh báo từ hơn 2000 năm trước của Mạnh Tử:
“Tin tất cả vào sách thà đừng có sách còn hơn”.
Trần Sơn
---------------
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Việt toàn thư - Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học, 2009.
2. Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim, NXB Văn học, 2012.
3. Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam - Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Vănhóa -Thông tin, 1998.
Tài liệu tham khảo:
1. Đại Việt toàn thư - Cao Huy Giu dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, NXB Văn học, 2009.
2. Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim, NXB Văn học, 2012.
3. Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam - Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, NXB Vănhóa -Thông tin, 1998.
Bìa
ngoài cuốn sách. (Ảnh minh họa: tác giả Trần Sơn)
Nhận xét
Đăng nhận xét