NGŨ ĐỘ THANH - KỸ THUẬT & LỢI ÍCH

NGŨ ĐỘ THANH
KỸ THUẬT & LỢI ÍCH

NGŨ ĐỘ THANH [Ngũ=5-Độ=thang bậc-Thanh=thanh bằng+trắc], nói nôm na là dùng đủ 5 thanh trong một câu thơ.

Là thể thơ có yêu cầu kỹ thuật khá cao và giúp cho thơ Đường nguyên thủy vốn thường được xem là “khô cứng” trong diễn đạt, âm điệu… được bay bổng hơn khi tận dụng ngôn ngữ đa thanh điệu của tiếng Việt [6 thanh so với 4 thanh của Tàu] khiến câu thơ lên xuống trầm bổng hơn nhờ việc đảo thanh liên tục ngay chỉ trong một câu thơ.

I-KỸ THUẬT
YÊU CẦU CƠ BẢN
1-
Chỉ dùng CHÍNH LUẬT
[Không dùng Luật Bất luận]. 

Nghĩa là chỉ dùng các bảng luật sau:
THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT – 5 VẦN

A-VẦN BẰNG
-LUẬT BẰNG:
Luật Bằng vần Bằng:

1: B B T T T B B (v: vần)
2: T T B B T T B (v)
3: T T B B B T T
4: B B T T T B B (v)
5: B B T T B B T
6: T T B B T T B (v)
7: T T B B B T T
8: B B T T T B B (v)

-LUẬT TRẮC:
 Luật trắc vần bằng:

1: T T B B T T B (v)
2: B B T T T B B (v)
3: B B T T B B T
4: T T B B T T B (v)
5: T T B B B T T
6: B B T T T B B (v)
7: B B T T B B T
8: T T B B T T B (v)

B. VẦN TRẮC
-LUẬT BẰNG:
Luật Bằng vần Trắc

1:B B T T B B T (v)
2:T T B B B T T (v)
3:T T B B T T B
4:B B T T B B T (v)
5:B B T T T B B
6:T T B B B T T (v)
7:T T B B T T B
8:B B T T B B T (v)

-LUẬT TRẮC:
Luật Trắc vần Trắc

1: T T B B B T T (v)
2: B B T T B B T (v)
3: B B T T T B B
4: T T B B B T T (v)
5: T T B B T T B
6: B B T T B B T (v)
7: B B T T T B B
8: T T B B B T T (v)

Tất nhiên còn có các bảng luật Thất ngôn bát cú 4 vần [Bằng+Trắc], Ngũ ngôn lẫn Tứ tuyệt, mời các bạn tham khảo thêm trên Google.
2-
Chỉ dùng CHÍNH VẬN
Nghĩa là không được dùng Thông vận thay thế.
Ví dụ: Nếu bài thơ dùng âm A thì không được dùng các thông vận như âm Ơ. Thậm chí không được dùng các âm gần kề như OA, UA…
3-
Câu có 4 thanh TRẮC phải dùng đủ các dấu thanh: Sắc - Hỏi - Ngã - Nặng.
Trong một câu, những thanh TRẮC (sắc, hỏi, ngã, nặng) không được lặp lại dấu.
4-
Thanh HUYỀN và thanh NGANG được tính là 2 thanh dấu riêng biệt.
Những thanh BẰNG liền kề nhau không được lặp lại dấu HUYỀN hoặc lặp lại dấu NGANG.

YÊU CẦU NÂNG CAO
1-
Câu thơ không được phạm vào 8 lỗi và 12 bệnh.
2-
Bộ vận phải thay đổi thanh Huyền và Ngang liên tục.
Ví dụ:
-Ngang-Huyền-Ngang-Huyền-Ngang
-Huyền-Ngang-Huyền-Ngang-Huyền
3-
Các thanh Trắc cuối câu cũng không được trùng dấu nhau.

II-LỢI ÍCH
1-
Giúp tránh lỗi bệnh.
2-
Bài thơ trầm bổng, đa sắc và thanh thoát hơn.
3-
Tân dụng được mặt ngữ âm phong phú của ngôn ngữ Việt.

III-BÀI THƠ MINH HỌA

CÙNG VUI XƯỚNG HỌA
[Ngũ độ thanh]

Hãy phả vần thơ thắm mật đường
Xây tình bạn hữu sánh trầm hương
Chan lòng rộn rã hòa mơ ước
Phẩy chữ êm đềm lộng mến thương
Để thướt tha hồn bay vạn cõi
Cho dìu dặt ý tỏa ngàn phương
Cùng nhau xướng họa hoài muôn thuở
Những áng thơm lừng khởi thiện lương


HANSY


Nhận xét

Bài đăng phổ biến