Đọc lại “LỜI CON HỔ Ở VƯỜN BÁCH THÚ”(*)
ĐỌC
LẠI
“LỜI
CON HỔ Ở VƯỜN BÁCH THÚ”(*)
Cứ mỗi lần đọc lại "Nhớ rừng"
tôi lại nghĩ vẩn vơ: Dường như bằng khả năng đặc biệt nào đó, ông Thế Lữ
đã hiểu được ngôn ngữ của vị Chúa sơn lâm “sa cơ lỡ vận”. Và qua chấn
song sắt, Ngài đã nhờ ông chép lại toàn bộ bài thơ có một không hai này để gửi
đến loài Người. Thế Lữ chỉ chú thêm với độc giả một dòng ngắn gọn: “Lời
con hổ ở vườn bách thú” dưới tiêu đề bài thơ “Nhớ rừng” mà thôi.
Bằng không, tôi cũng ngờ rằng, Thi sĩ tài hoa này từng có “phút giây hoá hổ”
trong kiếp bị giam cầm, tù ngục. Và khi trở lại làm Người, ông đã “kiếm được”
những lời thơ bất hủ đó. Nếu không, tại sao tôi lại được đọc những “lời tự sự”
của một Ông Hổ bị “sa cơ nhục nhằn tù hãm” hay đến vậy ? “Hổ” đến vậy
? !
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
Bài thơ “Nhớ rừng” (1936) của Thể Lữ được xem là tâm sự của một tầng lớp người chán ghét cảnh tù túng và những “tầm thường giả dối”. Họ đau khổ trong cảnh ngục tù thân xác, tư tưởng, muốn phá bỏ gông cùm xiềng xích để về với thế giới tự do, nhưng đành bất lực, đắm chìm trong quá khứ kiêu hùng, bế tắc không lối thoát.
Mỗi lần nhìn thấy hình ảnh hổ oai hùng, ngạo mạn, thung dung giữa “cảnh sơn lâm bóng cả cây già” hay đang “nằm dài trông ngày tháng dần qua” tôi lại thấy câu chữ trong bài thơ dậy sóng theo từng bước chân của Ngài. Dưới con mắt của Chúa sơn lâm, những kẻ đang nắm vận mệnh của Ông trở nên bé nhỏ, tầm thường, đáng thương hại, đáng khinh bỉ làm sao ! Họ đáng khinh, đáng ghét, đáng thương bởi họ bé nhỏ mà “ngạo mạn”. Không hiểu gì về thế giới tự nhiên, quy luật tự nhiên, “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”:
Gậm
một mối căm hờn trong cũi sắt,
Ta
nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh
lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ,
Dương
mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Lời của Ông Ba Mươi khi ngao ngán,
chán chường, lúc oai hùng, uất hận, hờn căm ! Tưởng như với “oai linh rừng
thẳm” và “giấc mộng ngàn to lớn” Ngài có thể phá tan cũi sắt để
về với “Chốn thảo hoa không tên không tuổi”, “chốn ngàn năm cao cả âm
u”! Ngài là Chúa sơn lâm, nên dù trong lúc“sa cơ”, phải “ôm niềm uất
hận tới ngàn thâu” thì cử chỉ, dáng hình, bước đi, “lời nói” của ngài vẫn
mang “khẩu khí” vị “chúa tể của muôn loài”. Bức “chân dung tự
hoạ” bằng ngôn ngữ đầy hình ảnh, sắc màu kiêu hãnh của Ngài tưởng không thể nào
hay hơn, đẹp hơn nữa:
Với
khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta
bước chân lên dõng dạc đường hoàng,
Lượn
tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn
bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc
Trong
hang tối mắt thần khi đã quắc,
Là
khiến cho mọi vật đều im hơi.
Khí phách oai hùng và “cuộc sống đế
vương” vốn có của “chúa tể muôn loài” khiến ta hiểu: chỉ có chốn “oai
linh, cảnh nước non hùng vĩ” mới xứng đáng là giang sơn gấm vóc, “là
nơi giống hùm thiêng” Ngài ngự trị mà thôi:
Ta
biết ta chúa tể của muôn loài,
Giữa
chốn thảo hoa không tên không tuổi.
Nào
đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta
say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu
những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta
lặng ngắm giang san ta đổi mới ?
Đâu
những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng
chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu
những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta
đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để
ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Đừng mong khuất phục Ngài. Bởi:
Những
cảnh sửa sang tầm thường giả dối:
Hoa
chăm cỏ xén, lối phẳng cây trồng;
Giải
nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len
dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm
vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng
học đòi bắt chước vẻ hoang vu,
Của
chốn ngàn năm cao cả âm u.
Đã hơn 70 năm trôi qua kể từ Thế Lữ viết “Nhớ
rừng”. Thế nhưng, ngày nay cảnh những vị “chúa sơn lâm” phải sống trong
song sắt, đọa đầy thân xác, tâm hồn lại có phần nhiều hơn trước. “Chúa tể
của muôn loài”không chỉ bị giam hãm trong vườn bách thú “Chịu ngang bầy
cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” mà còn bị đày đoạ
trong những trang trại tư gia, bên những mèo, những chó.... “Nhớ rừng” –
cái nhìn nhân văn về một loài thú kiêu hãnh, vẻ đẹp mạnh mẽ, vô song vẫn
nhắc nhớ con người-những kẻ cai trị thiên nhiên cần có cách ứng xử đúng
hơn với thế giới hoang dã, tôn trọng quy luật của muôn đời, hiểu theo cả nghĩa
đen và nghĩa bóng.
HOÀNG TUẤN CÔNG
HOÀNG TUẤN CÔNG
*Nguyên bài có tên “Năm Dần đọc lại Lời
con hổ ở vườn bách thú”đăng Báo Văn hóa đời sốngThanh Hóa-Xuân Canh Dần
2010. HTC đăng lại để lưu tư liệu.
Nhận xét
Đăng nhận xét