YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC DÙNG TỪ

YÊU CẦU CƠ BẢN 

CỦA VIỆC DÙNG TỪ



Yêu cầu cơ bản của việc dùng từ là phải đảm bảo tính chính xác. 

Nhiều làm công tác văn hoá, văn nghệ đã nhấn mạnh yêu cầu cơ bản này: 

Bất cứ người làm văn nào cũng thấy việc hiểu từ và dùng từ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn bậc nhất. [1] 

Thế nào là dùng từ chính xác? 

Dùng từ chính xác là dùng từ đảm bảo được sự trùng khít, tương hợp sát sao giữa ý nghĩa của từ với nội dung muốn biểu đạt, tức khái niệm, sự vật, hành động, tính chất, trạng thái v.v... 

Căn cứ vào các thành phần ý nghĩa của từ, có thể cụ thể hoá sự tương hợp, trùng khít vừa nêu: 

Thứ nhất, nghĩa biểu niệm hay biểu vật của từ phải phản ánh đúng khái niệm, sự vật, hành động, tính chất... mà người nói/người viết muốn đề cập đến. Ðây là sự tương hợp cơ bản nhất. Không bảo đảm được sự tương hợp này thì sẽ dẫn đến chỗ lỗi chọn sai từ. 

Thứ hai, nghĩa biểu thái của từ phải phù hợp với tình cảm, thái độ của người nói/viết đối với đối tượng được đề cập đến; đồng thời nghĩa biểu thái của các từ phải tương hợp với nhau và tương hợp với sắc thái ý nghĩa chung của cả câu văn. 

Thứ ba, giá trị phong cách của từ phải phù hợp với phong cách ngôn ngữ văn bản. 

Ví dụ: 

Những giọt nước mắt vừa nhỏ, vừa quáng đặc, chắt ra từ hai màng mắt khô đục (Nguyễn Khải) 

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra (Nam Cao) 

Cùng với tiếng tru hể hả: Chết đi, đồ ăn hại, chết đi!, đuôi mắt nẩy lửa của nàng dâu lại đóng dấu vào trán bà mẹ (Dạ Ngân) 

Hình ảnh đó (chồng và người vợ thứ hai ngồi chung trên chiếc xích lô) làm Niềm đau nhói, nhưng lập tức, tiếng cười của bọn trẻ đã rửa trôi cái cảm giác đó (Dạ Ngân) 

Có lẽ đó là giấc ngủ êm ái nhất đời, cũng là giấc ngủ bình yên cuối cùng nên rất nhiều năm sau, giấc ngủ đó vẫn còn thức trong tiềm thức Kiên (Bảo Ninh) 

Nghe càng đắm, ngắm càng say, 
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình 
Xóm giềng có kẻ sang chơi 
Lân la khẽ hỏi một hai sự tình 
Hỏi ông, ông mắc tụng đình, 
Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha
 

(Nguyễn Du)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến