68. HIỆP KHÁCH HÀNH Từ Hiệp khách hành của Lý Bạch đến Hiệp khách hành của Kim Dung

VŨ ĐỨC SAO BIỂN
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI

68.
HIỆP KHÁCH HÀNH
Từ Hiệp khách hành của Lý Bạch
đến Hiệp khách hành của Kim Dung

Đó không phải là một sự trùng ngộ tình cờ giữa hai thế hệ nhà văn Trung Quốc. Đó là sự cố ý của Kim Dung, nhà văn sống sau Lý Bạch 12 thế kỷ. Cả hai đều lấy Hiệp khách hành làm tựa; Lý Bạch làm tựa cho một bài thơ, còn Kim Dung thì làm tựa cho một bộ đoản thiên tiểu thuyết gồm bốn cuốn của mình.


Lý Bạch (701-762) là một nhà thơ lớn, tiêu biểu cho phong cách thi ca Thịnh Đường, Trung Quốc. Thi sĩ Hạ Tri Chương, ngày mới quen biết Lý bạch, đã gọi ông là Thiên thượng trích tiên nhân (người tiên bị đày xuống trần gian). Đời Tống, nhà phê bình Hoàng Đình Kiên ca ngợi Lý Bạch là con kỳ lân, con phượng hoàng giữa loài người.
Đường Huyền Tông rất quý trọng Lý Bạch, nhưng Lý Bạch không xu viêm phụ nhiệt, từ chối cuộc sống cao sang cạnh nhà vua, mong trở về núi ngâm vịnh với mây trời, ca hát cùng hoa cỏ. Sau loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch bị bắt giam va lưu đầy sang Dạ Lang. Sau khi được thả ra, ông du sơn ngoạn Thủy, càng uống say thi ca càng bay bổng. Thơ Lý Bạch dễ có cả ngàn bài, mỗi bài một phong cách, phóng túng, đầy ngẫu hứng lãng mạn. Căn cứ vào nội dung, người đời sau phân thơ ông ra làm nhiều loại: Biên tái ca (viết về chinh chiến, quan ải),Tình ca (ca ngợi tình yêu), Diễm ca (ca ngợi nhan sắc), Biệt ca (viết về những lúc chia ly), Tuý ca (viết về những cơn say), Hành ca (ca ngợi những con người có hành động cứu người)... Hiệp khách hành là bài thơ thuộc thể loại Hành ca, ca ngợi hai chàng tráng sĩ thời Chiến quốc Chu Hợi và Hầu Doanh, bằng hữu của Tín Lăng quân (được nhắc đển rất rõ trong Sử ký của Tư mã Thiên).


Trước hết, tôi xin giới thiệu bài thơ Hiệp khách hành của Lý Bạch để các bạn nghiên cứu với bản dịch tiếng Việt của giáo sư Trần Trọng San, người thầy đã dạy tôi môn Lịch sử văn học Trung Quốc tại Đại học Sư phạm Sài Gòn (từ năm 1966 đến năm 1970) và bản dịch thơ tiếng Anh của ông Robert Payne, một nhà Trung Quốc học người Anh. Nguyên văn bài thơ thế này:

俠客行
李白
趙客縵胡纓 
吳鉤霜雪明
銀鞍照白馬 
颯沓如流星
十步殺一人 
千里不留行
事了拂衣去
深藏身與名
閒過信陵飲 
脫劍膝前橫
將炙啖朱亥 
持觴勸侯贏
三盃吐然諾 
五嶽倒為輕
眼花耳熱後 
意氣素霓生
救趙揮金槌 
邯鄲先震驚
千秋二壯士 
烜赫大梁城
縱使俠骨香 
不慚世上英
誰能書閤下 
白首太玄經

Phiên âm:
Hiệp khách hành
Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân yên chiếu bạch mã,
Táp nạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
Thoát kiếm tất tiền hoành.
Tương chích đạm Châu Hợi,
Trì trường khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc,
Ngũ Nhạc đảo vi khinh.
Nhãn hoa nhĩ thiệt hậu,
Ý khí tố nghê sinh.
Cứu Triệu huy kim chuỳ,
Hàm Đan tiên chấn kinh
Thiên thu nhị tráng sĩ,
Huyên hách Đại Lương thành.
Túng tử hiệp cốt hương,
Bất tàm thế thượng anh.
Thuỳ năng như các hạ,
Bách thủ Thái huyền kinh.

Dịch nghĩa:
Bài ca Hiệp khách
Khách nước Triệu đeo giải mũ thô sơ, có thanh gươm ngô câu sáng như sương tuyết. Yên bạc soi chiếu con ngựa trắng, lấp lánh như sao bay.
Thanh gươm này có thể giết chết một người trong khoảng mười bước, cho nên không đi xa ngàn dặm. Sau khi làm xong việc, người hiệp sĩ rũ áo ra đi, giấu kín thân thế cùng tên tuổi.
Khi nhàn rỗi, qua nhà Tín Lăng quân uống rượu, tuốt gươm ra, đặt ngang trước đầu gối. Tín Lăng quân đem chả nướng ra mời Châu Hợi, và cầm chén rượu mời Hầu Doanh.
Hai người này uống cạn chén rượu, chân thành vâng lệnh; tấm thân nặng như năm núi lớn mà lại coi là nhẹ. Sau khi mắt đã hoa, tai nóng bừng, ý khí toả ra thành cầu vồng trắng.
Vung cây chùy sắt cứu nước Triệu; thành Hàm Đan trước tiên rung động, kinh hoàng. Ngàn thu sau, tiếng tăm của hai tráng sĩ này lừng lẫy thành Đại Lương.
Dù có thác đi, xương hiệp khách vẫn còn thơm hương; không hổ thẹn với các bậc anh hùng trên đời. Còn ai kia viết sách dưới gác, bạc đầu với cuốn kinh Thái huyền?


Hiệp khách hành
Khách nước Triệu phất phơ dải mũ,
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương.
Long lanh yên bạc trên đường,
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay.
Trong mười bước giết người bén nhạy,
Nghìn dặm xa vẫy vùng mà chi.
Việc xong, rũ áo ra đi,
Xoá nhoà thân thế, kể gì tiếng tăm.
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu,
Tuốt gươm ra, kề gối mà say.
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình sá kể!
Năm núi cao, xen nhẹ tựa lông hồng.
Bừng tai hoa mắt chập chùng.
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây.
Chuỳ cứu Triệu vung tay khẳng khái,
Thành Hàm Đang run rẩy, kinh hoàng.
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng,
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi hào kiệt trên đời.
Hiệu thư dưới gác nào ai?
Thái huyền trắng xoá đầu người chép kinh.
(Trần Trọng San dịch)

The bravo of Chao
The bravo of Chao wears a with a Tartar cord.
His scimitar from Wu shines like the ice and snow
his silver saddle glitters on a pure white horse.
He comes like the wind or like the shooting star.
At every ten steps he kills a man,
And goes ten thousand li withoout stopping.
The deep done, he shakes his garment and departs.
Who knowws his mane or whither he goes?
If he has time, he goes to drink with Hsin-ling,
Unbuckles his sword and lays it across his knee
The prince does not disdain to share meat with Cou Hai.
Or to offer a gablet of wine to Hou Ying.
Three cups is a sign ofa bond unbroken.
His earth is heavier than the Five Mountains
When his ears are hot and his eyes burn,
His spirit ventures forth like a rainbow
Holding a hammer, he saved the kingdom of Chao
The mere sound of his name was likeshaking thunder
For a thousand autumns two strong men
Have live in the hearts of the people of Tai-liang.
Sweet-seented be the bones of these dead heroes;
May bent everhisbooks near the window
With white hair compiling Tai-hsuan Ching.
(Edited by Robert Payne)

Đi vào trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bài Hiệp khách hành gồm 24 câu được khắc lên bức vách của 24 căn phòng khác nhau công với những hình ảnh minh hoạ nội dung và những lời chú giải mở rộng. ở đây có hai yếu tố: một là những hình ảnh trực quan đơn sơ giản dị và hai là những lời chú giải dẫn dắt người đọc đi đến một thế giới tư duy trừu tượng sau xa, bí ẩn. Một ai đó đã bỏ công ra xât dựng 24 gian thạch thất, trong mỗi gian có một đồ giải gắn với một câu thơ trong Hiệp khách hành để đánh đố người đời sau. Công trình ấy ở trên một hòn đảo hoang giữa biển gọi là đảo Long Mộc. Hàng năm, Long đảo chúa và Mộc đảo chúa phát thiếp mời những vị chưởng môn trong võ lâm Trung Nguyên lên đảo ăn món cháo gọi là Lạp bát cúc. Con nhà võ vốn mê võ thuật, gặp những đồ giải Hiệp khách hành bèn tình nguyện ở lại Long Mộc đảo luyện luôn, có những người ra đi vài chục năm mà chẳng chịu quay về. Do vậy, giới giang hồ Trung Nguyên cho rằng những người được mời ăn Lạp bát cúc hàng năm đi vào chỗ chết. Chàng trai Thạch Phá Thiên cũng được mời ăn Lạp bát cúc vì anh là bang chủ bang Trường lạc và anh có hai người anh em kết nghĩa là hai vị sứ giả Thưởng Thiện và Phát Ác trên Long Mộc đảo.


Trí óc tưởng tượng của Kim Dung thật tuyệt vời, khi ông gắn liền những câu thơ của Lý Bạch với những loại võ công khác nhau. Thí dụ câu số 5 Thập bộ sát nhất nhân, câu số 10 Thoát kiếm tất tiền hoành, câu số 17 Cứu Triệu huy kim chuỳ thì mỗi câu là một loại kiếm pháp. Thí dụ câu số 6 Thiên lý bất lưu hành, câu số 8 Thâm tàng thân dữ danh, câu số 14 Ngũ nhạc đảo vi khinh thì mỗi câu là một loại khinh công (tiếng Anh có khái niệm khinh công trong tiểu thuyết Kim Dung rất lạ: kungfu of flying). Thí dụ câu số 7 Sự liễu phất y khứ, câu thứ 9 Nhàn quá Tín Lăng ẩm, câu thứ 21 Túng tử hiệp cốt hương thì mỗi câu là một thứ chưởng pháp...


Vâng, mỗi câu thơ như vậy được khắc trong vách rõ ràng với hình ảnh minh hoạ và lời chú thích ra 24 pho đồ giải để cho mọi người ngiên cứu võ công. Thế nhưng, trên đời này vẫn còn tồn tại cái mà người gọi là cơ tâm, cái mà ta thường ca ngợi là dùng lý trí để nghiên cứu cho đến chỗ thâm sâu vi diệu để đi vào đúng bản chất của sự vật. Và do vậy, những người đến đây đều sa vào lý luận và càng lý luận, người ta càng xa rời chân lý, xa rời thực tế. Thí dụ để hiểu câu thứ nhất Triệu khách mạn hồ anh, trên vách có ghi lời chú giải: "trong thiên Thuyết kiếm của Trang tử có ghi: Thái tử nói nhà vua thấy các kiếm sĩ đều đầu bù tóc rối, đội mũ đính giải thô sơ, áo ngắn vạt sau. Họ Tư Mã chú thích: Mạn hồ anh là giải mũ trơn, mộc mạc, không rực rỡ màu sắc". Khi đọc lời chú giải này, người ta sẽ tranh luận: "Mạn hồ có nghĩa là thô lậu cục mịch. Mạn hồ anh có nghĩa là giải mũ không diêm dúa chứ không phải là đeo giải mũ như kiểu của người rợ Hồ bên Tây Vực". Chữ "Hồ anh" được Robert Payne dịch ra là Tartar cord, như vậy ông công nhận chữ Hồ là Thát Đát (Tartar). Người thứ nhì sẽ cãi lại: "Bài Tả tư nguỵ đô phú có câu: mạn hồ chi anh. Mạn hồ là tên gọi giải mũ của người võ sĩ thô lậu cũng được mà diêm dúa cũng được". Trong câu thứ hai Ngô câu sương tuyết minh, người ta cãi nhau vì chữ Ngô câu (lưỡi đoản đao, lưỡi đao cong cong kiểu hình vành trăng non) và do vậy, khi đánh ra một thế kiếm, người ta bị khái niệm "loan đao" ám ảnh, làm sao trong chỗ thẳng có chỗ cong, trong chỗ cong có chỗ thẳng mới đúng tinh thần của Ngô câu sương tuyết minh!


Vâng, đó là lối học võ của những bậc trí tuệ, những con người tự cho mình có đầu óc, có tư duy sâu sắc. Ngược lại, Thạch Phá Thiên hoàn toàn không có được những lý luận sau sắc như vậy bởi vì chàng trai này không biết chữ. Những chữ nghĩa xhú giải rút ra từ sách vở của Bách gia chư tử, tiên hiền liệt thánh không hề khuấy động được chàng trai. Và vì chàng không biết những chữ ấy nói lên điều gì cho nên chàng chỉ nhìn những hình ảnh được minh hoạ. Kèm theo câu Ngô câu sương tuyết ninh người ta khắc hai chục hình thanh kiếm dài có, ngắn có, có thanh kiếm đưa mũi lên trên, có thanh chúc mũi xuống, có thanh xiêu vẹo như sắp rớt. Thạch Phá Thiên coi vị trí từng thanh kiếm, coi đến thanh thứ mười hai thì huyệt Cự cốt ở vai nóng ran, coi đến thanh thứ mười ba thì huyệt Ngũ lý lại chuyển động, coi đến thanh thứ mười bốn thì luồng nhiệt khí đi vào đến huyệt Khúc trì.


Vâng, chàng trai dốt nát của chúng ta học võ theo cách cảm quan các hình ảnh và anh khám phá ra mấu chốt của vấn đề, cứ coi hình, cóc cần biết chữ nghĩa nói gì. Và với một cái đầu bình thường, hoàn toàn mù chữ nhưng bén nhạy với những hình ảnh được khắc hoạ, Thạch Phá Thiên đã học xong 24 đồ giải của pho võ công Hiệp khách hành, một thành công mà các vị tiến sĩ chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Đặc biệt ở gian thạch thất cuối cùng, câu Bạch thủ Thái huyền kinh lại được viết bằng lối Khoa đẩu văn, một loại văn tự tối cổ của Trung Hoa, có hình dạng như những con nòng nọc mà tuổi thơ của anh giữa vùng hoang sơn dã lính vốn đã quen thuộc. Và nhìn tới con nòng ncọ nào thì huyệt đạo trên kinh mạch của anh nhảy đến đó. Anh đắc thủ toàn bộ pho võ công hiệp khách hành mà không phải trải qua những giai đoạn tư duy trìu tượng, điều àm mọi người đã bỏ ra vài chục năm bạc đầu suy nghĩ, gân cổ lý luận nhưng vẫn chẳng hiểu được gì.


Hiệp khách hành của Kim Dung thể hiện sau sắc quan điểm của triết học Đông phương. Khi triết học Tây phươngđi sâu vào lý luận, phân biệt, xuất hiện với nhiều trường phái thì triết học Đông phương vẫn giữ được cái bản sắc dĩ tâm truyền tâm, dĩ ý truyền ý, bất khả tự nghị và thậm chí bất lập văn tự. Con đường đi đến chân bản thể của vạn vật đã hội nhập vào ta. Kim Dung gọi đó là lối trước ý. Nhân vật của ông đã bỏlý luận đi vào trực quan; bỏ cái thể đi tìm cái dụng. Kinh Phật từng thuật lại chuyện Đức Phật đưa bông hoa lên trước các đệ tử và chỉ có ngài Ma Ha Ca Diếp toét miệng cười. Đó là nụ cười của sự khai ngộ, lý hội trực tiếp mà không thông qua một trung gian nào, kể cả trung gian ngôn ngữ, lý luận. Chàng trai dốt nát mà hơn đời trong Hiệp khách hành thành công bởi vì trái tim anh trong sáng, chưa hề bị cái văn minh cơ tâm, cái hẹ thống lý luận bát nháo nhồi nhét vào đầu óc. Chỉ có thế thôi!
Nhưng tại sao Kim Dung lại chọn Hiệp khách hành của Lý Bạch dù trong văn học Trung Quốc có hàng trăm bài hành? Bản thân văn chương của Hiệp khách hành có cái hào khí mà những bài hành ca khác không có được. Nội dung Hiệp khách hành ca ngợi hai chàng Hầu Doanh và Châu Hợi, hiệp khách thời chiến quốc, giúp công tử Tín Lăng quân đánh lui quân Tần, giải cứu Hàm Đan. Sự hy sinh của Châu Hợi và Hầu Doanh là tuyệt đối, vô điều kiện. Kim Dung đời sau cũng mơ ước được như thế. Nhân vật của ông-Thạch Phá Thiên-bị thất học, bơ vơ từ lúc còn nhỏ, phải làm tên tiểu cái, xin để kiếm sống. Nhưng tiểu cái đã vươn lên, chiếmlĩnh được cái giá trị rực rõ nhất của con người: nhân phẩm trung hậu, nhân ái mênh mông. Anh trở thành biểu tượng của cái đẹp trong sáng của con người hiệp khách hiện đại mà không phải Huyên hách Đại Lương thành!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến