HỢP LONG

 
HỢP LONG
Các phương tiện thông tin đại chúng hay dùng từ “hợp long” để nói về việc nối liền cây cầu, ví dụ như “hôm nay hợp long cầu Rạch Miễu…” Xin cho hỏi, “long” trong “hợp long” là con rồng hay “giềng mối”? (Lâm Văn Phát - 116 Tầm Vu, P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ)
- Sau khi tham khảo ý kiến các nhà ngôn ngữ học, văn hóa học và kỹ sư xây dựng, chúng tôi xin được trả lời như sau: “Hợp long” (hoặc “hiệp long”) có nghĩa là rồng hợp (hiệp) nhau.
 
“Hợp long” chỉ dùng cho loại cầu sử dụng công nghệ đúc hẫng. Với công nghệ này, trụ cầu được xây dựng trước. Sau đó làm đà giáo mắc vào thân trụ, cân bằng nhau về hai phía. Đổ bê tông trên đà giáo này. Sau khi khối bê tông này khô, mắc đà giáo từ chính khối bê tông này để đổ tiếp về cả 2 phía, dần dần cho đến khi khối bê tông của các trụ nối liền nhau. Riêng nhịp giữa, sau khi đổ tới mức gần chạm vào nhau (thường cách khoảng vài mét), người ta sẽ thi công đốt cuối cùng để nối liền cầu. Việc này gọi là hợp long. Đốt nối đó gọi là đốt hợp long.
 
Thanh Đông


Nhận xét

Bài đăng phổ biến