TANH ĐỒNG & TEN[G] ĐỒNG-[2]

 
TANH ĐỒNG & TEN[G] ĐỒNG-[2]
Ten đồng chính là tanh đồng tức vert-de-gris trong tiếng Pháp và verdigris trong tiếng Anh nhưng ten không có -g cuối là một cách viết lệch chuẩn xuất phát từ cách phát âm và cách ghi chép của Đàng Trong. Cả ten lẫn tanh đều là những từ Việt gốc Hán và đều là điệp thức của từ ghi bằng chữ [], cũng viết [], mà âm Hán Việt là tinh, Dictionnaire classique de la langue chinoise của F.S.Couvreur dịch là “vert-de-gris”. Nhưng ten không thể đối ứng với tanh vì ở đây ta có tương quan ngữ âm ANH ENG nên lẽ ra ten phải viết thành teng. Đây là một trường hợp ngoại lệ vì từ điển Khai trí Tiến đức lấy tiếng miền Bắc làm nền tảng, lẽ ra phải viết thành teng thì cũng viết thành ten. Có lẽ ta không nên xem đây là chuyện sai chính tả mà có thể là một sự cố từ Nam ra Bắc. Hơn nữa, chúng tôi cho là, bên cạnh tương quan ANH ENG, còn có một quy luật phụ ANH 1 EN dẫn đến “tanh đồng ten đồng”.
Thật vậy, về mối quan hệ ANH EN, ta còn có một trường hợp quan trọng hiển nhiên là: chữ ngạnh [], nghĩa là “nghẹn”, có một điệp thức thông dụng là nghẹn trong mắc nghẹn, nghẹn ngào, nghẹn lời… Rồi từ nghẹn ta lại có thêm nghẽn trong tắc nghẽn.
Xét về từ nguyên thì còn nhiều chuyện ngoại lệ (hay quy luật tương ứng phụ?), chẳng hạn chữ thanh [] là “màu xanh”, là “cây cỏ”, hài thanh cho chữ thiến [] là “vẻ đẹp”, “đẹp trai”. Ở đây, tương ứng phụ âm cuối là NH N chứ không phải NH NH như thông lệ. Thành ra, về nguyên tắc xanh trong màu xanh ứng với thanh [] nhưng xinh trong xinh đẹpthì lại ứng với thiến []. Rồi thỉnh [] trong thỉnh cầu với -NH cuối lại có điệp thức là xin với -N cuối.
AN CHI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến