Tình hình năm 1975 có thể đã được cứu vãn, bất chấp những sai lầm đã mắc
phải ở cấp trên, nếu lực lượng miền Nam được lãnh đạo tốt trên chiến trường.
Tuy nhiên, lãnh đạo là một trong những vấn đề quan trọng và tồn tại lâu dài nhất
mà Việt Nam hóa, bất chấp mọi nguồn quỹ và nỗ lực đã bỏ ra, không thể khắc phục
được. Những lính bộ binh, thủy thủ và phi công miền Nam đã chiến đấu rất tốt
khi được lãnh đạo một cách khéo léo, nhưng những trường hợp này, chẳng hạn như ở
An Lộc năm 1972 và Xuân Lộc năm 1975, là ngoại lệ chứ không phải là quy luật,
do khả năng lãnh đạo chiến đấu kém cỏi. Vấn đề lãnh đạo bao gồm năng lực chiến thuật kém, cũng như thiếu tinh thần
chiến đấu. Bản chất chính trị của giới lãnh đạo quân sự cấp cao có nghĩa là nhiều
nhà lãnh đạo đã giành được các chức vụ mà họ không đủ tiêu chuẩn; những chỉ huy
không đủ tiêu chuẩn cũng rất phổ biến ở các cấp chỉ huy thấp hơn. Phần nhiều,
các mối quan hệ gia đình, tình hình tài chính và trình độ học vấn chính thức
quyết định việc lựa chọn sĩ quan và thăng chức sau đó.Một phương thức có hệ thống nhằm tuyển dụng
hoặc lựa chọn những nhà chỉ huy có khả năng tốt từ hàng ngũ quân nhân chưa bao
giờ được phát triển. Thay vào đó, phương thức mà Thiệu sử dụng nhằm.duy trì quyền
lực của mình (“quyền lực mua được”, như Tướng Davidson gọi tên) đảm bảo những
người ủng hộ chính trị bất tài và những người thân bất tài sẽ được cất nhắc vào
các vị trí lãnh đạo, làm sinh sôi tràn lan tệ nạn tham nhũng gây suy yếu tinh
thần và kỷ luật. Như một cựu sĩ quan QLVNCH đã nói, “Hầu hết các chỉ huy cấp
cao đều là bọn tôi tớ của chế độ Thiệu và họ đã đề bạt một số tướng lĩnh lười
biếng, tham nhũng và không đủ tiêu chuẩn nhờ tính phục tùng hèn hạ của họ… do
đó phá vỡ hoài bão của các sĩ quan trẻ tuổi.” Những sĩ quan này không còn mấy động
lực để đứng trước binh sĩ và dẫn dắt họ vào trận chiến.Một cựu tướng lĩnh cao cấp của miền Nam đã
nói, “Theo thông lệ, trong trường hợp giao tranh ác liệt, các chỉ huy sẽ bay đi
bằng trực thăng, để lại trận chiến cho các binh sĩ trên trận địa. Điều này ảnh
hưởng tiêu cực đến tinh thần quân đội.
. . hiệu suất của các đơn vị bị ảnh hưởng nghiêm trọng . . . trong một xã hội
phương Đông, nơi uy tín, lòng dũng cảm và sự khôn ngoan của người lãnh đạo là cực
kì quan trọng, những đặc điểm tiêu cực này của người chỉ huy rất có tác hại.”
Như Robert Komer, phó của CORDS đã viết vào năm 1972, “Cho dù chính quyền và
quân đội miền Nam được đào tạo, trang bị và tổ chức tốt đến đâu, thì những nhà
lãnh đạo kém cỏi thường vẫn là gót chân Achilles của họ.” Komer đã đúng. Dưới
thời những nhà lãnh đạo kém cỏi, lòng quả cảm và sức bền bĩ chiến đấu của người
lính miền Nam thường bị lãng phí.Thiếu
tá Không quân Thomas N. Bibby, trong một nghiên cứu được viết tại Cao đẳng Chỉ
huy và Tham mưu Thủy quân Lục chiến, đã tóm tắt một cách hùng hồn tình hình, viết
rằng “lãnh đạo trong lực lượng vũ trang Nam Việt Nam hộiđủ tất cả những đặc điểm tồi tệ nhất có thể.
Họ thiếu năng lực để hoàn thành nhiệm vụ khi khủng hoảng xảy ra; tính quyết chiến
để nắm bắt và giành lại được thế chủ động từ kẻ thù; và cuối cùng là uy tín đạo
đức để duy trì lòng trung thành của binh lính và người dân miền Nam.” Tình hình đã xuống đến mức tồi tệ nhất khi toàn bộ lực lượng sụp đổ vào
năm 1975, nhưng điều cần lưu ý là các chỉ huy, chứ không phải binh lính, đã sụp
đổ. Như Arnold Isaacs lưu ý, “Binh sĩ không sụp đổ trong chiến hào của mình,
cho dù thiếu nguồn cung cấp. Binh sĩ tan rã khi các chỉ huy cấp cao của họ—tầng
lớp xã hội miền Nam gần như độc quyền hưởng thụ các phần thưởng vật chất và
chính trị của liên minh Hoa Kỳ—rời bỏ họ.” Hoạt động cố vấn ban đầu và chương trình Việt Nam hóa sau đó đã không tạo
ra được một lực lượng chiến đấu tự cung tự cấp. Thực tế này, cùng với những điểm
yếu và khuyết điểm cố hữu của chế độ Thiệu, đã dẫn đến thảm họa 1975. Đối mặt với
một cuộc khủng hoảng có quy mô thảm khốc, Thiệu khăng khăng không tin Hoa Kỳ sẽ
thôi can thiệp, ngay cả sau khi Quốc hội thông qua luật cấm Nhà Trắng làm bất cứ
điều gì.Ảo tưởng tự áp đặt của ông, được
thúc đẩy bởi những lời hứa lặp đi lặp lại của Nixon, đã ngăn cản miền Nam xây dựng
một chiến lược thuyết phục, khả thi trong khuôn khổ của hoàn cảnh hạn chế về
nguồn lực sau khi Hoa Kỳ ngừng viện trợ quân sự. Miền Bắc Việt Nam, linh hoạt
hơn nhiều, đã có thể nắm bắt thời cơ khi có cơ hội và đánh tan lực lượng miền
Nam, lật đổ chế độ Sài Gòn trong quá trình này. Một cựu đại tá miền Nam đã nói
như sau: “Việt Nam hóa không chỉ là hiện đại hóa và mở rộng quân đội miền Nam;
về cơ bản đó là một chiến lược đòi hỏi người Việt Nam phải tự sống còn khi Hoa
Kỳ giảm đáng kể sự hỗ trợ. Nếu Tổng thống Thiệu và Bộ Tổng tham mưu nhận thức đầy
đủ về thực tế này, có lẽ họ đã bắt đầu xây dựng một chiến lược để đối phó với
nó. Thay vào đó, quân đội miền Nam không có bất kỳ điều chỉnh nào về học thuyết,
tổ chức hoặc huấn luyện để bù đắp cho sự ra đi của quân đội và hỏa lực Mỹ.” Mặc dù Hoa Kỳ đứng nhìn và không làm gì khi Bắc Việt tấn công, sự sụp đổ
đột ngột của miền Nam không thể chỉ đổ lỗi cho sự khoanh tay hoặc việc cắt giảm
viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. “Các lực lượng Sài Gòn đã phải chịu sự thiếu hụt hậu
cần đáng kể trong năm cuối cùng của cuộc chiến,” Arnold Isaacs đã viết, “nhưng
sự thiếu hụt đó không quá nghiêm trọng như sau này được cáo buộc trong nỗ lực đổ
lỗi hoàn toàn cho Quốc hội về thất bại, và rõ ràng sự thiếu hụt vật chất không
phải là nguyên nhân duy nhất hoặc thậm chí không nhất thiết là nguyên nhân
chính khiến chế độ Sài Gòn suy yếu về mặt quân sự và chính trị. Tổn hại về mặt
tâm lý do cắt giảm viện trợ gần như chắc chắn lớn hơn tổn hại thực tế. Đối với
giới tinh hoa quân sự và quan liêu vốn rất thiếu tự tin, thì việc cắt giảm là một
hành động mang tính biểu tượng của hành động bỏ rơi của Hoa Kỳ, một đòn giáng
mà giới lãnh đạo miền Nam không bao giờ phục hồi được.” Quân đội Hoa Kỳ đã xây dựng quân đội miền Nam theo hình ảnh của riêng
mình, nhưng kết quả là một sự giống nhau rỗng tuếch.Do đó, cuộc tấn công cuối cùng của miền Bắc
vào năm 1974 cho thấy Việt Nam hóa là một thất bại thảm hại. Theo báo cáo cuối
cùng của Sư đoàn Lục quân, DAO Sài Gòn, đã nêu: “Tóm lại, lực lượng Hoa Kỳ đã
hướng dẫn QLVNCH về chiến đấu, chiến thuật hỗ trợ chiến đấu và kỹ thuật quản lý
trong một đấu trường không bị giới hạn bởi những hạn chế về đô la, nhưng có quyền
tự do quyết định và thực hiện các quyết định chiến thuật và thứ tự các kế hoạch
chiến đấu dựa trên nhu cầu an ninh của quốc gia—một triết lý hoàn toàn bị đảo
ngược bởi những ràng buộc được thiết lập với mức tài trợ thấp và các cắt giảm lớn
dần đối với các ủy quyền thực hiện chương trình. Hậu quả thể hiện ở sự rối loạn,
bất an, miễn cưỡng thực hiện các kế hoạch chiến thuật, sự suy thoái của lãnh đạo
và quyền kiểm soát, và cuối cùng là thất bại về mặt quân sự.” Rõ ràng, quá trình Việt Nam hóa bắt đầu quá muộn, kìm hãm sáng kiến của
miền Nam và gây ra tình trạng lệ thuộc vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, và không giải
quyết được những điểm yếu cơ bản dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của quân đội miền
Nam.Gabriel Kolko, trích dẫn lời của một
số tướng lĩnh QLVNCH sau chiến tranh, đã viết rằng “Hoa Kỳ đã xoay xở để biến một
đội quân vốn đã không đủ mạnh thành một đội quân tệ hơn, khiến nó hoàn toàn phụ
thuộc vào trang thiết bị và học thuyết của Mỹ”. Do không có sự hỗ trợ liên tục
của Hoa Kỳ, lực lượng đó đã sụp đổ vào năm 1975 trong vòng chưa đầy hai tháng. Có nhất thiết phải như vậy không? Việc tìm ra những kết quả thay thế cho
sự sụp đổ của miền Nam vào năm 1975 là rất khó khăn—có quá nhiều biến số. Kết
quả có thể đã khác nếu Hiệp định Hòa bình Paris không cho phép quân đội Bắc Việt
ở lại miền Nam sau lệnh ngừng bắn. Kết quả có thể đã khác nếu Tổng thống Nixon
không bị buộc từ chức vì vụ bê bối Watergate hoặc nếu Tổng thống Ford có thể
thuyết phục Quốc hội cung cấp hỗ trợ tiền tệ và/hoặc quân sự cho Sài Gòn vào
năm 1975. Kết quả có thể đã khác nếu Thiệu tiến hành cải cách nội bộ và xem xét
các chiến lược quân sự thay thế trước khi quá muộn. Tác động của những sự kiện
như vậy đã được các nhà sử học và nhà phân tích quân sự tranh luận, và nhiều lập
luận đã được đưa ra liên quan đến tác động cuối cùng của việc thay đổi một hoặc
nhiều biến số này.Rõ ràng, việc cho
phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam đã đẩy nhanh sự sụp đổ của miền Nam, cũng
như việc thiếu cải tổ nội bộ và thiếu viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
những yếu tố này không giải thích đầy đủ sự sụp đổ hoàn toàn và đột ngột của
quân đội miền Nam, vốn, xét cho cùng, là không được chuẩn bị tốt để chiến đấu với
quân đội Bắc Việt. Bất chấp những “chiến thắng” được tuyên bố trong cuộc xâm lược
Campuchia, hoạt động xuyên biên giới Lào và cuộc đối đầu thành công với quân đội
Bắc Việt trong cuộc chiến năm 1972, xét cho cùng, Việt Nam hóa đã thất bại và
thất bại thảm hại. Bản thân ý tưởng này không phải là xấu. Có lẽ cục diện năm
1975 có thể đã khác nếu Hoa Kỳ có cách tiếp cận khác để chuẩn bị cho miền Nam
công cuộc phòng vệ của mình. Đầu tiên, nỗ lực này đáng lẽ phải bắt đầu nghiêm túc ngay từ những ngày đầu
của cuộc xung đột.Tự cung tự cấp lẽ ra
phải là nhiệm vụ ưu tiên chứ không phải là màn trình diễn phụ như khi so sánh với
“cuộc chiến tranh lớn” do các sư đoàn và lữ đoàn Hoa Kỳ tiến hành. Nếu chương
trình được thực hiện vào năm 1963, có lẽ quân đội miền Nam có thể tự vệ ngay từ
khi cuộc nổi dậy của VC bắt đầu diễn ra; do đó, sẽ không cần phải đưa số lượng
lớn quân đội Hoa Kỳ đến tham chiến ở Đông Nam Á. Trong trường hợp đó, Hoa Kỳ sẽ
không cần phải “Việt Nam hóa” cuộc chiến tranh như một vỏ bọc để rút quân. Thứ hai, Hoa Kỳ nên giúp quân đội miền Nam xây dựng một lực lượng phù hợp
với mối đe dọa thực tế tại thời điểm nỗ lực của Hoa Kỳ bắt đầu. Trong những
ngày đầu, mọi dấu hiệu đều chỉ ra rằng mối đe dọa chính là một cuộc nổi dậy
trong nước. Do đó, loại lực lượng cần thiết là một lực lượng chống nổi dậy—được
tổ chức, huấn luyện và trang bị để chống lại bọn du kích.Những chiến thuật như vậy đòi hỏi phải được
đào tạo chuyên biệt và được thực hiện tốt nhất bởi các đơn vị cơ động nhỏ có thể
tiếp cận với du kích và loại bỏ sự ủng hộ của dân chúng. Việc nhấn mạnh nhiều
hơn vào các chương trình bình định sẽ bổ sung cho loại lực lượng này và dẫn đến
sự ủng hộ gia tăng của dân chúng dành cho chính quyền Sài Gòn. Thứ ba, có thể vào một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển của
quân đội miền Nam sẽ xuất hiện nhu cầu cho một lực lượng nhằm chiến đấu trong một
“cuộc chiến tranh lớn”. Tuy nhiên, lực lượng quy ước này nên được đào tạo để
chiến đấu bằng tính cơ động và hỏa lực, chứ không phải dựa vào hỏa lực và công
nghệ hạng nặng, như quân miền Nam đã làm trong Chiến dịch Lam Sơn 719 và Chiến
dịch Phục sinh năm 1972. Ngay cả những quan sát viên hời hợt nhất về bối cảnh
chính trị Hoa Kỳ cũng có thể dự đoán vào năm 1974–75 sự hỗ trợ hậu cần của Hoa
Kỳ không thể và sẽ không kéo dài mãi mãi.Thật không may, khi Thiệu và chế độ của ông nhận ra rằng viện trợ quân sự
sẽ không còn nữa, thì tình hình đã quá muộn để thay đổi khái niệm hoạt động mà
QLVNCH đã được huấn luyện. Tướng Viên đã viết sau chiến tranh, “Bằng cách quá
phụ thuộc vào lời hứa của Hoa Kỳ về việc tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ, Chính phủ
Việt Nam đã trở nên tự mãn và quá thiển cận để phát triển một chiến lược có thể
chấp nhận được nhằm bảo vệ miền Nam trong dài hạn. Do đó, khi đối mặt với thực
tế khắc nghiệt về ý đồ của Bắc Việt vào năm 1975, thì đã quá muộn rồi.” Bị ràng
buộc vào phong cách chiến tranh của Mỹ, miền Nam không thể hoạt động trong môi
trường hạn chế về tài nguyên. Cuối cùng, Hoa Kỳ đã phạm một sai lầm lớn khi không thúc giục miền
Namgiải quyết các vấn đề cơ bản tiềm ẩn
ngăn cản việc hình thành một lực lượng chiến đấu khả thi. Hoa Kỳ đã có cơ hội
ngay từ đầu để ép buộc Sài Gòn dọn dẹp nhà cửa của chính mình. Các quan chức
Hoa Kỳ đáng lẽ phải đe dọa sẽ giảm mạnh hỗ trợ nếu miền Nam không dẹp bớt nạn
tham nhũng trong quân đội, thúc đẩy việc phi chính trị hóa cấp bậc sĩ quan và
tiến hành cải cách chính trị trong nước sâu rộng. Yêu cầu những cải cách như vậy,
vốn sẽ là một quyết định khó khăn vào thời điểm Hoa Kỳ mới tham gia vào miền
Nam, có lẽ sẽ khiến Sài Gòn rơi vào tay Cộng sản, nhưng làm như vậy có thể đã
ngăn chặn được sự mất mát sinh mạng của 58.000 người Mỹ và vô số người Việt (cả
miền Bắc lẫn miền Nam). Không có động lực để cải cách, hệ thống tham nhũng trở
thành mục tiêu dễ dàng cho bộ máy tuyên truyền Cộng sản và khiến người lính
trung bình tự hỏi tại sao mình phải chiến đấu cho đất nước này, một đất nước bị
một nhóm nhỏ đục khoét và kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta bị để lại với một đánh giá còn dang dở về hiệu quả của
Việt Nam hóa. Suy cho cùng, quá trình này đã không được thực hiện đến khi hoàn
thành. Hoa Kỳ không duy trì tiến trình (như chúng ta đã và đang làm ở Nam Hàn)
cũng không cung cấp hỗ trợ đã hứa cho miền Nam, do đó cắt ngắn chương trình trước
khi nó được thực hiện đến nơi đến chốn. Khi Hiệp định Hòa bình Paris cho phép
100.000 quân Bắc Việt ở lại miền Nam và người Mỹ rút lại sự hỗ trợ đã hứa, miền
Nam đã trở nên diệt vong: Việt Nam hóa không có cơ hội ngăn chặn cục diện cuối
cùng của cuộc chiến trong những hoàn cảnh này. Việt Nam hóa không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến thất bại của miền
Nam, nhưng nó đã chứng tỏ là một yếu tố chính khi kết hợp với chế độ Thiệu suy
yếu, sự trỗi dậy của Bắc Việt sau lệnh ngừng bắn, và việc Hoa Kỳ rút lại sự hỗ
trợ. Mong muốn rời khỏi Việt Nam của Hoa Kỳ, Hiệp định Hòa bình Paris có nhiều
khiếm khuyết, và chính sách Việt Nam hóa chậm trễ và cuối cùng là không đầy đủ
đã tạo ra bối cảnh cho sự sụp đổ của lực lượng vũ trang miền Nam. Nghĩ rằng
mình đã có tất cả các câu trả lời khi tham chiến, người Mỹ đã gạt miền Nam sang
một bên. Nhưng sau khi người Mỹ nhận ra rằng họ không thể giành chiến thắng
trong cuộc chiến, Tổng thống Nixon bắt đầu rút quân trong khi nỗ lực tăng cường
năng lực chiến đấu của miền Nam. Tuy nhiên, sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được
ký kết, rõ ràng là Hoa Kỳ đã không làm một cách thỏa đáng trong việc chuẩn bị
cho miền Nam chiến đấu trong các trận chiến của riêng họ.Như cựu tướng Viên đã nói, “Sức mạnh của miền
Nam và lực lượng vũ trang của nó chủ yếu được xây dựng dựa trên viện trợ nước
ngoài, chứ không phải dựa trên nguồn lực quốc gia. Do đó, số phận của miền Nam
phụ thuộc vào những người bạn Mỹ của nó.” Khi những “người bạn” đó quyết định từ
bỏ cuộc đấu tranh, kết quả cuối cùng là sự sụp đổ của Sài Gòn và sự sụp đổ của
miền Nam như một quốc gia. Ngoài ra, người miền Nam đáng phải chịu một phần lớn trách nhiệm, bởi vì
họ thiếu ý chí cần thiết để tự cứu mình. Việt Nam hóa không thể làm gì để khắc
phục tình trạng thiếu ý chí, nhưng nó có thể đã đặt ra các điều kiện tiên quyết
cho sự sụp đổ của miền Nam.Bình luận có
tính dự báo nhất về hiệu quả của Chiến tranh Việt Nam hóa được đưa ra bởi một
sĩ quan cấp tướng Hoa Kỳ để đáp lại cuộc khảo sát của Tướng Kinnard về cuộc chiến
năm 1974. Ông nói, “Chúng ta đã sai lầm khi cố gắng áp đặt hệ thống của Hoa Kỳ
lên một dân tộc không muốn nó, không thể xử lý nó và có thể thua vì đã cố gắng”.Thật không may, đánh giá đó đã được chứng
minh là đúng vào năm 1975. Câu chuyện đau thương, bi thảm này dạy cho chúng ta biết điều gì? Để
giành chiến thắng, một lực lượng quân sự phải được huấn luyện và trang bị để
chiến đấu với đúng kẻ thù, được lãnh đạo bởi những con người dũng cảm, có kỹ
năng, và có mục đích đáng để chiến đấu và hy sinh. Các nhà hoạch định chính
sách Hoa Kỳ nên ghi nhớ bài học đơn giản này trong tương lai nếu cân nhắc đến một
sự can thiệp tương tự. Những ý định tốt nhất trên thế giới đều vô nghĩa nếu
không có sự lãnh đạo và gắn kết trong bất kỳ lực lượng nào hình thành nênliên minh.Trong trường hợp Việt Nam, Hoa Kỳ nên thúc đẩy “Việt Nam hóa” sớm hơn
nhiều và gây ảnh hưởng để đạt được những thay đổi triệt để trong xã hội miền
Nam và duy trì tiến trình khi mọi việc trở nên khó khăn. Kết quả cuối cùng có
thể đã khác nhiều nếu các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự Hoa Kỳ nhớ đến câu
trích dẫn được cho là của T. E. Lawrence về việc hỗ trợ quân đội nước ngoài: “Họ
làm điều đó một cách không hoàn hảo còn tốt hơn là bạn tự làm điều đó một cách
hoàn hảo, vì đó là đất nước của họ, cuộc chiến của họ và thời gian của bạn thì
có hạn.” Không ai, có vẻ như vậy, nhớ đến những lời tiên tri đó trong suốt thời
gian dài Hoa Kỳ lầm lũi bước vào cơn ác mộng Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét